Cách chọn mua chảo chống dính
Hiện nay, trên thị trường, chảo chống dính có rất nhiều mẫu mã, kích thước, giá cả và do nhiều hãng sản xuất. Chính điều này khiến cho các bà nội trợ cảm thấy lúng túng khi chọn mua. Trước khi mua, bạn hãy tham khảo ý kiến của những người đã sử dụng sản phẩm này trước đó, tham khảo thông tin về các nhà sản xuất có uy tín, sau đó là tham khảo giá cả.
Một chiếc chảo chống dính đá hoa cương nhưng chỉ có giá vài chục ngàn thì các bạn hãy cẩn thận. Nhìn chung giá thành của một chiếc chảo chống dính tốt khá cao do vật liệu, công nghệ sản xuất và nhất là lớp chống dính. Để đảm bảo yêu cầu này, tốt nhất bạn nên mua chảo của các nhà sản xuất có uy tín.
Một số bạn chia sẻ cách chọn chảo là xoa nhẹ vào bề mặt chảo, nếu thấy tay bị đen thì là chảo không tốt. Tuy nhiên, cách này không thể đảm bảo được việc kiểm tra chất lượng chính xác.
Về trọng lượng thì chảo gang nặng có khả năng giữ nhiệt lâu phù hợp với các món chiên giòn, rán… Trong khi đó chảo nhôm thì nhẹ hơn, bắt nhiệt nhanh phù hợp cho các món cần nấu nhanh như xào hay áp chảo. Khi chọn mua chảo, chị em nên chọn mua loại chảo có khả năng giữ nhiệt bền, nhất là nấu nướng, rán các loại thức ăn trong thời gian dài và nên chọn mua loại nặng.
Chảo vân đá hoa cương, là một sự lựa chọn tốt cho những bà nội trợ, với chi phí vừa tầm. Bạn có thể tham khảo chiếc chảo chống dính vân đá hoa cương, Swonsan
Sử dụng và bảo quản
Chảo chống dính khi mới mua về nên rửa qua với nước rửa chén sau đó quét một lớp cà phê lên mặt chảo và đem hâm nóng, sau đó rửa lại chảo cho sạch. Cách này không những giúp khử mùi của lớp sơn chống dính mà giúp chảo dễ rửa hơn.
Tuyệt đối không để chảo trên bếp nóng khi bên trong chảo chưa có dầu. Vì với lớp sơn tĩnh điện bên ngoài sẽ giúp chảo chống dính nhanh nóng hơn các chảo bình thường, nếu chế dầu hoặc chất lỏng khác vào đột ngột sẽ làm lớp sơn chống dính dễ bong tróc.
Nên sử dụng chảo ở nhiệt độ vừa phải, không được cao quá 260 độ. Nếu không xác định được nhiệt độ, tốt nhất nên để lửa cháy trong phạm vi đáy chảo, nếu lửa cao lên đến thành chảo dễ làm hư chảo và chất chống dính trong chảo bị phân hủy, có thể gây độc hại.
Không nên dùng chảo chống dính để nướng hay rang khô thịt
Chỉ được dùng thìa, muỗng bằng nhựa hoặc bằng gỗ để xào nấu các món ăn trong chảo. Nếu sử dụng đồ nhựa, dụng cụ bị cong phải thay ngay; hoặc đối với đồ gỗ, dụng cụ bị xước cũng không được dùng, vì dễ làm lớp sơn chống dính bong tróc.
Khi chảo đang nóng, không được đổ trực tiếp nước mắm hoặc muối vào vì lớp sơn chống dính sẽ bị rỗ.- Không để muối hoặc cặn thức ăn bám vào chảo quá lâu vì sẽ gây khó khăn cho việc chùi rửa. Tốt nhất khi nấu xong, để cho chảo thật nguội rồi rửa.
Không dùng những chất tẩy rửa nồng độ cao hoăc bỏ chảo vào máy rửa chén vì chất tẩy rửa và nhiệt độ cao trong máy sẽ làm nhanh hư lớp sơn chống dính. Dụng cụ rửa chảo phải là khăn hoặc mút mềm, tránh dùng những vật có kim loại.
Không dùng chảo khi lớp sơn trên chảo đã bong tróc
Cách giữ lớp chống dính được lâu
Rửa sạch chảo bằng nước ấm hoà xà phòng và cọ bằng một bàn chải mềm. Sau khi rửa sạch thì lau chảo cho khô hoàn toàn.
Phủ một lớp mỏng dầu thực vật cho toàn bộ bề mặt chảo (trong và ngoài).
Đặt chảo vào lò nướng. Bạn nhớ đặt giấy nhôm trên giá dưới cùng của lò nướng để tránh những giọt dầu nhỏ xuống sàn lò. Đặt chế độ lò nướng 350 °C. Hoặc có thể đặt chảo trực tiếp lên bếp đun cho chảo nóng già.
Đặt chảo lộn ngược trên giá lò nướng. Điều này sẽ cho phép dầu phủ đều lên toàn bộ chảo nhỏ giọt xuống . Để chảo trong lò để “nướng” một khoảng thời gian từ 10-15 phút tuỳ vào độ dày của chảo.
Tắt lò và để nguội chảo trong lò, hoặc dùng găng tay bắc chảo ra để làm mát trong một giờ. Luôn đặt chảo ở nơi khô ráo
Các thao tác trên giúp bảo quản chảo giữ khả năng chống dính cao khi rán, chống bám mắm muối và dễ dàng cho việc cọ rửa.
Hi vọng những gợi ý trên đây sẽ giúp bà nội trợ có thể chọn mua và bảo quản tốt chảo chống dính cho gia đình mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét